Quỹ đầu tư Qatar chi 800 triệu USD mua tòa tháp Keangnam


Chỉ vài tháng sau khi tháp Keangnam Hanoi Landmark bị rao bán, các nhà đầu tư đến từ Qatar đã đồng ý chi 800 triệu USD để sở hữu tòa tháp cao nhất Việt Nam này.

Qatar Investment Authority (QIA) đã đồng ý mua lại tháp Keangnam Hanoi Landmark (Landmark 72) trị giá 800 triệu USD. Đơn vị này cũng đồng thời nắm quyền đàm phán các thương vụ đi kèm, tờ Korea Herald cho biết.
Theo những thông tin mới nhất từ giới đầu tư và báo chí, QIA đã đồng ý mức giá 800 triệu USD mà Colliers International, đơn vị quản lý việc mua bán bất động sản nói trên, đưa ra. 
Ban đầu, các nhà đầu tư đến từ Qatar đưa ra lời đề nghị 600 triệu USD. Tuy nhiên, cuối cùng họ cũng chấp nhận nâng giá để phù hợp với luật pháp. 
dự án Quatar phối cảnh thực tế
dự án Quatar phối cảnh thực tế

Các đơn vị sở hữu tòa tháp, bao gồm 15 ngân hàng đến từ Hàn Quốc, được cho là đã đồng ý đàm phán với đối tác đến từ Qatar trước tháng 7. Nếu thành công, QIA sẽ trở thành nhà thầu với những quyền lợi đặc biệt, mở đường cho việc sở hữu Keangnam Hanoi Landmark, tờ nhật báo Hàn Quốc dẫn nguồn.

Tuy nhiên, cho đến khi thông tin nói trên xuất hiện, trên website của QIA chưa có bất cứ một thông tin nào về thương vụ mua bán này. 

Keangnam Hanoi Landmark, với 72 tầng, là tòa tháp cao nhất Việt Nam. Đây cũng là nơi nhiều công ty lớn tại Hàn Quốc như GS hay Daelim đặt trụ sở.  Năm 2012, Tập đoàn Keangnam Enterprises đã đầu tư 1,05 tỷ USD cho chi phí xây dựng tòa tháp. Mặc dù vậy, đơn vị này đã không thể trả được số nợ 530 tỷ won các nhà đầu tư cho họ vay để xây dựng công trình. Vì vậy, tòa tháp đã bị rao bán vào đầu năm nay.
Thông tin Landmark 72 bị rao bán rộ lên từ trước đó, với mức giá gần 800 triệu USD được định từ cuối tháng 4. Cùng với Qatar Investment Authority, Goldman Sachs cũng nhăm nhe mua lại tòa nhà. Mức giá gần 800 triệu USD khi đó đều khiến cả hai đơn vị này cân nhắc. 
Trước đó, Chủ tịch Tập đoàn Keangnam Enterprises - ông Sung Wan-jong - đã tự sát. Theo cáo buộc của Viện kiểm sát Hàn Quốc, trong thời gian 2006-2013, ông Sung bị nghi ngờ đã gây ảnh hưởng với chính quyền và chỉnh sửa sổ sách công ty để được vay nợ 80 tỷ won (khoảng 74 triệu USD) từ ngân sách của Chính phủ nước này nhằm có vốn thực hiện các dự án bất động sản ở nước ngoài. Đây cũng là giai đoạn Keangnam Enterprises tập trung cho dự án tại Hà Nội.
đồng/m2, giảm 15,70% so với năm 2014. Trong đó, thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) có mức giá đất ở cao nhất là 36 triệu đồng/m2, bằng 72% mức giá tối đa trong khung giá đất do Chính phủ quy định. Thành phố Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) có giá đất ở thấp nhất 9.240.000 đồng/m2, bằng 20,53% so với mức giá đất ở tối đa của loại đất tương ứng trong khung giá đất do Chính phủ quy định.
Đỗi với các đô thị còn lại, bình quân mức giá đất ở cao nhất của các đô thị loại III tại 34 tỉnh là 15.616.590 đồng/m2, tăng 5,38% so với năm 2014. Bình quân mức giá đất ở cao nhất của các đô thị loại IV tại 36 tỉnh là 8.963.560 đồng/m2, tăng 13,82% so với năm 2014. Bình quân mức giá đất ở cao nhất của các đô thị loại V tại 57 tỉnh là 6.666.770 đồng/m2, tăng 26,89% so với năm 2014.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét